NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ LOẠI THUỐC CHÍNH CHỮA BỆNH UNG THƯ.
Phương pháp chữa bệnh ung thư của Đông y là một mặt nhằm nâng cao sức
khoẻ của người bệnh do sự phá hoại của ung thư, như những phương pháp bổ khí, bổ
huyết, bổ âm, bố’ dương... Mặt khác, hạn chế sự phát triển của ung thư và những
đau đớn, chảy máu, chèn ép tổ chức tạng phủ do chúng gây nên như phép tiêu đàm
nhuyễn kiên, hành khí tiêu đàm, hoạt huyết hoá ứ, lương huyết tiêu độc, thanh
nhiệt chỉ huyết... Điều trị bằng Đông y gồm sử dụng thuốc theo biện chứng (tuỳ
tình hình bệnh và cơ thể bệnh nhân mà chọn bài thuốc và phép chữa thích hợp, hoặc
dùng bài thuốc theo kinh nghiệm, uống thuốc và đắp bôi thuốc ngoài. Sau đây là
những phương pháp chính chữa bệnh uống thuôc trong theo biện chứng luận trị
Đông y học, còn những bài thuôc kinh nghiệm và thuốc dùng ngoài sẽ được giới
thiệu trong phần chữa từng loại bệnh ung thư.
I.
THANH NHIỆT GIẢI
ĐỘC:
1. Chỉ định: Trường hợp bệnh
nhân sô"t cao người nóng, khát nước, bứt rứt khó chịu, miệng đắng, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác... gặp trong ung thư máu, ung thư cổ tử cung,
ung thư ngoài da có kèm lở loét...
2. VỊ thuôc thường dùng: Kim
ngân hoa, Thổ Phục linh, Liên kiều, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Trúc diệp,
Thạch cao, Tri mẫu, Xuyên tâm liên, Thanh đại, Bồ công anh, Xạ can, Ngư tinh thảo,
Bại tương thảo, Sơn đậu căn...
3. Bài thuôc thường dùng:
a. Phổ tế tiêu độc ẩm (Hoàng
liên, Hoàng cầm, Trần bì, Cam thảo, Liên kiều, Bản lam căn, Mã bột, Ngưu bàng tử,
Bạc hà, Cương tàm, Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh).
b. Hoàng liên giải độc thang
(Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử).
c. Tiên phương hoạt mệnh ẩm
(Xuyên sơn giáp, Bạch chỉ, Thiên hoa phân, Tạo giác thích, Qui vỹ, Xích thược,
Cam thảo, Nhủ hương, Một dược, Phòng phong, Bối mẫu, Trần bì, Kim ngân hoa).
d. Ngũ vị tiêu độc ẩm (Kim
ngân hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa dinh, Tử bối, Thiên quí). e. Tứ diệu dũng an
thang (Huyền sâm, Đương qui, Kim ngân hoa, Cam thảo)
II. LƯƠNG HUYẾT CHỈ HUYÊT:
1. Chỉ định: Trường hợp ung
thư có sô't cao hoặc thấp kèm theo triệu chứng chảy máu như máu cam, máu ràng lợi,
nôn ra máu, tiểu ra máu, tiểu đỏ... chât lưỡi đỏ, mạch trầm sác hoăc tế sác. 17
2. Vị thuốc thường dùng: Tê
giác, Quảng tê giác, sinh Địa, Địa cốt bì, Huyền sâm, Tử thảo, Thanh hao, Ngân
Sài hồ, Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi), Ngẫu tiết (liên ngẫu, ngó sen), Liên phòng
(gương sen), Trắc bá diệp, Ò tặc cốt (mai mực, hải phiêu tiêu) Hoa hòe, Bẹ móc
(tông lữ), đất lòng bếp (phục long can), Tiên hạc thảo, Bách thảo sương (muội nồi)
Thuyên thảo (Tây thảo) Địa du, 0 rô cạn (đại kế), Tiểu kế...
3. Bài thuôc thường dùng:
Thường dùng thuốc lương huyết gia thuôc chỉ huyết.
а. Thanh dinh thang gia vị
(Tê giác, sinh Địa, Huyền sâm, tim Lá tre, Mạch môn, Đơn sâm, Kim ngân hoa,
Liên kiều) gia Hoa hòe tán, (Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, đều sao cháy
tồn tính).
б. Tê giác địa hoàng thang
(Tê giác, sinh Địa, Xích thược, Đơn bì) gia Thập khôi tán (Đại tiểu kế, lá Sen,
lá Ngải cứu, là Trắc bá, Mao căn, Tây thảo căn, Đại hoàng, Chi tử, Tông lữ bì)
lượng bằng nhau, đều sao tồn tính tán bột mịn mỗi lần uô'ng với nước sôi để nguội.
III. Tư ÂM THANH NHIỆT:
1. Chỉ định: Trường hợp ung
thư kéo dài gây sốt âm ỉ, sốt tăng vào chiều và dêm, ra mồ hôi ban đêm, người
nóng khó ngủ, uống nhiều nước, tiểu vàng, tiêu bón, thân lưỡi thon, rêu vàng
khô, mạch trầm tế sác, vô lực.
2. Vị thuôc thường dùng:
Sinh Địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Miết giáp, Qui bản, Tri
mẫu, Mẫu đơn bì, Ngân Sài hồ, Hồ hoàng liên, Hoàng tinh, Cát căn, Bạch thược,
Liên kiều, Hồ ma nhân, Đại hoàng, Hoàng bá, Huyền sâm, A giao, Địa cốt bì...
thường dùng các loại thuốc tư âm và thanh nhiệt kết hợp.
3. Bài thuôc thường dùng:
a. Thanh táo cứu phế thang
(Tang diệp, Thạch cao, Đảng sâm, Cam thảo, Hồ ma nhân, A giao, Mạch môn, hạnh
nhân, Tỳ bà diệp).
b. Sa sâm Mạch môn thang (Sa
sâm, Mạch môn, ngọc trúc, Cam thảo, Tang diệp, sinh Biển dậu, Thiên hoa phấn).
c. Dưỡng âm thanh phế thang
(sinh Địa, Mạch môn, Cam thảo, huyền sâm, Bối mẫu, Đơn bì, Bạc hà, Bạch thược).
d. Bách hợp cố kim thang
(Sinh, Thục địa, Bôì mẫu, Bách hợp, Mạch môn, Huyền sâm, Đương qui, Bạch thược,
Cam thảo, Cát cánh). Những bài thuôc trên gia giảm chủ yếu, dùng chữa ung thư
phổi và đường hô hấp.
e. Đại bổ âm hoàn (Hoàng bá,
Tri mẫu, Thục địa, Qui bản). f. Nhất quán tiễn (Bắc Sa sâm, Đương qui, sinh Địa,
kỷ tử, Xuyên luyện tử). Hai bài thuôc này chữa ung thư có hội chứng can thận âm
hư gây bô"c hư hỏa (da nóng, bứt rứt, sốt chiều, mồ hôi trộm, đau ngực sườn,
ho nôn ra máu...).
g. Lục vị địa hoàng hoàn (Thục
địa, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì). Tri mẫu địa hoàng hoàn (Lục
vị gia tri mẫu, Hoàng bá), Kỷ cúc Địa hoàng hoàn (Lục vị gia Câu kỷ tử, Cúc
hoa), Mạch vị Địa hoàng hoàn (Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị tử) đều dùng để chữa
ung thư có hội chứng âm hư.
IV. HÀNH KHÍ HOẠT HUYÊT:
1. Chỉ định: Được dùng nhiều
trong các bệnh ung thư có đau do khôi ung thư gây chèn ép. Y học cổ truyền cho
rằng đau là do khí huyết ứ trệ, nếu là khí trệ thì đau tức và đau truyền lan
các vùng khác, nếu là huyết ứ thì đau như dao đâm có tính cô định thường vào
giai đoạn khôi u phát triển lớn. ớ vào giai đoạn này, thường cơ thể bệnh nhân
suy yếu cho nên phép hoạt huyết hoá ứ thường kèm bổ khí huyết.
2. VỊ thuôc thường dùng: -
Thuôc hoạt huyết thường dùng có: Đơn sâm, Xích thược, ích mẫu thảo, Trạch lan,
Xuyên khung, Xuyên Ngưu Tất, Đào nhân, uất kim, Khương hoàng, Nga truật, Tam
lăng, Tô mộc, Nhũ hương, Mộc dược, Hồng hoa, Đào nhân, Vương bất lưu hành, Huyết
kiệt, Ngũ linh chi. Thuôc hành khí thường dùng có: Hương phụ, Mộc hương, Sa
nhân, 0 dược, Quất bì, Thanh bì, Hậu phác, Chỉ xác, Chỉ thực, Bạch đậu khấu,
Đàn hương, Lệ chi hạch, Đại phúc bì, Trầm hương...
3. Bài thuôc thường dùng: -
Việt Cúc hoàn (Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Thần khúc, Sơn chi tử
sao), lượng bằng nhau, tán bột mịn, nước làm hoàn nhỏ, mỗi lần uôhg 6 - lOg hoặc
làm thang sắc uô’ng trị ung thư dạ dày, bụng đầy tức, nôn, ợ thức ăn không
tiêu. - Bán hạ hậu phác thang (Bán hạ chế, Hậu phác, Phục linh, sinh Khương, Tô
diệp) trị ung thư hô hấp ngực sườn đầy tức, ho khó thở, có đờm nôn ra khó
- Ô dược tán (Ô dược, Mộc
hương, Tiểu hồi hương, Thanh bì, Cao lương khương, Binh lang, Xuyên luyện tử,
Ba đậu chế) có tác dụng giảm đau. - Quất hạch hoàn (Quất hạch, Hải tảo, Côn
bô", Xuyên luyện tử, Đào nhân, Hậu phác, Mộc thông, Chỉ thực, Diên hồ
sách, Quế tâm, Mộc hương) có tác dụng nhuyễn kiên tán kết giảm đau. - Quất bì
Trúc nhự thang (Quất bì, Trúc nhự, Đại táo, sinh Khương, Cam thảo, Đảng sâm) có
tác dụng trị nôn. Những bài thuốc hoạt huyết thường dùng có: - Đào nhăn thừa
khí thang (Đào nhân, Đại Hoàng, Quế chi, chích Thảo, Mang tiêu). - Huyết phủ trục
ứ thang (Đương qui, sinh Địa, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Xích thược, Sài hồ,
Cam thảo, Cát cánh, Xuyên khung, Ngưu Tất). - Cách hạ trục ứ thang (Ngii linh
chi sao); Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân, Đơn bì, Xích thược, Ô dược, Diên hồ,
Cam thảo, Hương phụ, Hồng hoa, Chỉ xác) - Tiểu phúc trục ứ thang (Tiểu hồi, Can
khương, Diên hồ, Một dược, Xuyên khung, Đương qui, Nhục quế, Xích thược, Bồ
hoàng, Ngũ linh chi sao). - Thăn thống trục ứ thang (Tần giao, Xuyên khung, Một
dược, Đương qui, Ngũ linh chi sao, Hương phụ, Ngưu Tất). Những bài thuốc trục ứ
được dùng tùy theo vị trí đau của ung thư. - Bổ dương hoàn ngũ thang (Hoàng kỳ,
Đương qui vỹ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân,
Hồng hoa) tác dụng thông lạc
hoạt huyết bổ khí trị ung thư gây liệt, méo miệng khó nói... - Thất tiếu tán
(Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau). - Sinh hóa thang (Đương qui, Xuyên
khung, Đào nhân, Bào khương, chích Thảo). Theo một sô" tác giả Trung
Quô"c và Nhật Bản đã nghiên cứu trên chuột và cả trên người đều nhận thấy
thuôc hành khí hoạt huyết có tác dụng ức chế tế bào ung thư cho nên có tác giả
đã dùng thuốc lý khí hạch huyết để phòng bệnh ung thư.
V. Bổ KHÍ HUYẾT.
1. Chỉ định: Bệnh ung thư
phát triển nhanh làm cho người bệnh cơ thể chóng suy nhược, thiếu máu nên phép
bổ khí huyết nâng cao sức chống đỡ của người là rất cần thiết đối với mọi loại
ung thư.
2. Vị thuôc thường dùng: -
Thuốc bổ khí: Nhân sâm, Sâm khu V, Cát Lâm sâm, Tây dương sâm, Đảng sâm, Sâm bố
chính, Hoàng kỳ, Bạch truật, Hoài sơn, Đinh lăng, Cam thảo, Đại táo, Ngũ gia
bì, kẹo Mạch nha, Mật ong... - Thuốc bổ huyết: Đương qui, Thục địa, Hà thủ ô,
tang thầm, Tử hà sa (rau thai nhi), A giao (keo da lừa), Long nhãn nhục, Câu kỷ
tử...
3. Bài thuôc thường dùng: -
Bài thuốc bổ khí: Độc sâm thang (một vị Nhân sâm). Tứ quân tử thang (Đảng sám,
Bạch truật, Bạch linh, chích Thảo), Lục quân tử thang (Tứ quân gia Trần
bì Bán hạ) hương sa lục quân
(Lục quân tử gia Mộc hương Sa nhân Sâm Linh Bạch truật tán (Tứ quân gia Hoài
sơn, Biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ, Cát cánh, Sa nhân) bổ trung ích khí thang
(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, chích Thảo, Đương qui, Trần bì, Thăng ma, Sài
hồ) Sinh mạch tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị). - Bài thuốc bổ huyết: Tứ vật
thang (Thục địa, Xuyên qui, Bạch thược, Xuyên khung), Dao ngãi thang (Xuyên
khung, A dao, Cam thảo, Ngãi diệp, Đương qui, Bạch thược, can Địa hoàng), Đương
qui bổ huyết thang (Hoàng kỳ, Đương qui)... - Bài thuốc bổ khí huyết: Bát trân
thang (Tứ quân gia tứ vật, lúc dùng gia sinh Khương Đại táo), Hà sa đại tạo
hoàn (Tử hà sa, Nhân sâm, sinh Địa, Đỗ trọng, Thiên môn, Mạch môn, Qui bản,
Hoàng bá, Phục linh, Ngưu Tất), Hà nhân ẩm (Hà thủ ô, Nhân sâm, Đương qui, Trần
bì, sinh Khương)...
VI. Bổ DƯƠNG.
1. Chỉ định: Thường dùng
phép ôn tỳ, ôn thận hoặc ôn tỳ thận trong trường hợp bệnh nhân chân tay lạnh,
hay tiêu chảy, ăn không tiêu đầy bụng, phù... thường gặp vào giai đoạn cuôi của
bệnh, người suy kiệt, mạch chậm, huyết áp hạ, lúc nặng phải dùng hồi dương cứu
nghịch để câ'p cứu.
2. VỊ thuôc thường dùng: Chế
Phụ tử, Quế nhục, Nhục thung dung, Nhục đậu khấu, Sơn thù, Thỏ ti tử, Sa uyển tật
lê, Đỗ trọng, Tục đoạn, Ba kích thiên, cẩu tích, Bổ cô(t chỉ, Cổ toái bổ, Lộc
nhung, Cáp giới, ích trí nhân, Dâm dương hoắc...
3. Bài thuôc thường dùng: -
Thận khí hoàn (can Địa hoàng, Hoài sơn, Sơn thù, Trạch tả, Bạch linh, Đơn bì,
Quế nhục, chế Phụ tử). - Hữu qui hoàn (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, thục Phụ tử,
Quê nhục, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ti tử, Đương qui, Lộc giáo dao). - Chăn vũ
thang (Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược, chê Phụ tử, sinh Khương - Sâm phụ
thang (Nhân sâm, chế Phụ tử).
VII. HÓA ĐÀM NHUYỄN KIÊN.
1. Chỉ định: Theo y học cổ
truyền, hoá đờm nhuyễn kiên là phép trị tiêu có thể dùng cho tất cả các loại
ung thư có khôi ung thư và hạch sưng to thường kết hợp với phép hành khí hoạt
huyết và tuỳ theo trạng thái bệnh lý mà kết hợp với các phép khác như bổ khí
huyết, thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết...
2. VỊ thuốc thường dùng: Có
loại hoá đờm tán kết (hạn chế sự phát triển khối u) như Xuyên bối, Qua lâu
nhân, Côn bố, Hải tảo, Hải phù thạch, Hải cáp xác... có loại hóa đàm chỉ khái
(làm giảm ho trong trường hợp ung thư bộ máy hô hấp) như Ngưu hoàng, Trúc lịch,
Trúc nhự, Qua lâu, Bối mẫu, Bán hạ, Nam tinh, Bạch giới tử, Tạo giác, Tỳ bà diệp,
Tiền hồ, Cát cánh... có loại hóa đàm bình suyễn an thần như Thanh mông thạch,
Ngưu hoàng, Thiên trúc hoàng, Phê thạch, Tạo giác, Bạch giới tử, La bặc tử, Bạch
quả, Tang bì...
3. Bài thuôc thường dùng: -
Nhị trần thang (Chế Bán hạ, Trần bì, Bạch linh,
chích Thảo, nguyên phương có
thêm sinh Khương, Ô mai). - Ôn đởm thang (bài Nhị trần gia Trúc nhự, Chỉ thực,
có thêm tác dụng cầm nôn). - Địch đởm hoàn (Nhị trần gia đởm nam tinh, Chỉ thực,
Đảng sâm, Xương bồ, Trúc nhự, trị trường hợp ung thư đờm lên mê man, nói khó. -
Kim thủy lục quân tiễn (nhị trần thang gia Đương qui, Thục địa) có tác dụng tư
âm hoá đờm. - Bối mẫu Qua lâu tán (Bối mẫu, Qua lâu, Thiên hoa phấn, Bạch linh
quâ't hồng Cát cánh) tác dụng thanh nhiệt hóa đờm. - Tiêu loa hóa đờm hỏa nhuyễn
(Sâm, sinh Mẫu lệ, Bối mẫu, lượng bằng nhau) tác dụng hóa đờm nhuyễn kiên...
Trên đây chúng tôi giới thiệu những phương pháp chính điều trị bệnh ung thư theo
biện chứng y học cổ truyền thường được kết hợp với nhau tuỳ theo tình hình bệnh
lý. Ngoài ra, còn có những bài thuôc kinh nghiệm dùng ngoài hoặc uống trong được
giới thiệu trong từng loại bệnh ở phần sau.
Xin chào mn, ai có bệnh muốn được chẩn bệnh miễn phí thì hãy đăng ký tại đây nhé
https://sites.google.com/view/dongyhongduc/trang-ch%E1%BB%A7
Theo YHCT
No comments :
Post a Comment